ĐÊM ĐỨC THÍCH CA THÀNH ĐẠO - NĂM 584 TCN ĐỜI SỐNG
Sau 49 ngày đêm ngồi tĩnh tọa dưới cội Bồ đề chuyên sâu vào thiền quán, tu tập tâm ly dục, ly ác pháp, Ngài đã chiến thắng nội chướng lẫn ngoại ma, Ngài hoàn toàn chứng được Tam minh, thành tựu Chính đẳng Chính giác và thành Phật với danh hiệu Thích Ca Mâu Ni.
Sau 49 ngày đêm ngồi tĩnh tọa dưới cội Bồ đề chuyên sâu vào thiền quán, tu tập tâm ly dục, ly ác pháp, Ngài đã chiến thắng nội chướng lẫn ngoại ma, đến canh một Ngài chứng Túc mạng Minh, canh hai Ngài chứng được Thiên nhãn Minh. Đến canh ba, Ngài quán chiếu sâu thẳm của vô thỉ vô minh, thấu tột cội nguồn các pháp, tâm Ngài hoàn toàn giải thoát khỏi Dục lậu (ô nhiễm của dục vọng), Hữu lậu (ô nhiễm sự luyến ái của đời sống) và Vô minh lậu (ô nhiễm của vô minh), dứt hẳn sanh tử luân hồi, khổ đau vạn kiếp. Đạt đến đó Ngài chứng được Lậu tận Minh.
Đêm đó, một cơn mưa vần vũ trút xuống. Khi cơn mưa và sấm sét dần tạnh, nhìn sao mai mọc cũng là lúc Ngài hoàn toàn chứng được Tam minh, thành tựu Chính đẳng Chính giác và thành Phật với danh hiệu Thích Ca Mâu Ni. Năm ấy Ngài 35 tuổi, nhằm ngày mùng 8 tháng Chạp năm 584 TCN.
Vì vậy ngày mùng 8/12 âm lịch hàng năm là ngày ghi nhớ Đức Phật thành đạo, tưởng nhớ ngày Phật thành đạo cũng là dịp để Phật tử biết con đường gian khổ của Đức Phật đã đi.
Bồ đề tọa nơi đức Phật thành đạo đã trở thành Di sản Văn hóa Thế giới, được tổ chức UNESCO công nhận; và là một trong bốn Tứ Động Tâm hay bốn Thánh tích quan trọng nhất của người Phật tử khắp năm châu.
Bảy ý nghĩa Đức Thích Ca thành Đạo
- Ý nghĩa thứ nhất của Thành đạo nói lên rằng con đường đi đến giải thoát là Trung đạo
- Ý nghĩa thứ hai là, bằng nỗ lực của tự thân, với sự tu tập đúng pháp, con người có thể giác ngộ ngay tại đời này.
- Ý nghĩa thứ ba, nội dung của Thành đạo là đoạn trừ vô minh, ái, thủ (đoạn diệt Mười hai nhân duyên), hay đoạn trừ Mười kiết sử
- Ý nghĩa thứ tư, có sự kiện Thành đạo có nghĩa là vô minh, ái, thủ... không thực có, hay không có tự ngã. Tự ngã chỉ là sản phẩm của vô minh, không thuộc thực tại.
- Ý nghĩa thứ năm, đức Phật thành đạo có nghĩa là các pháp được nhìn dưới cái nhìn vô chấp thủ, được thấy thoát ly các tướng hay Vô ngã tướng
- Ý nghĩa thứ sáu, Thành đạo là trở về Thật pháp, trở về “Vô sinh”, “Tịch diệt”, đi ra mọi nghĩa đối đãi của thường, đoạn, khứ, lai, hữu, vô, sinh và diệt
- Ý nghĩa thứ bảy, sự kiện Thành đạo của Thế Tôn mở ra cho nhân loại một con đường thoát khổ, một niềm tin thoát khổ.
Hoàng Thủy Uyên
Viết bình luận